Friday, October 31, 2008

BM

BIA MIEÄNG
TRÀO PHÚNG – THÔNG TIN – CHÍNH TRỊ
Tháng 10 năm 2008

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
n .

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ .


13 . TRÍ TUEÄ _ LOØNG CAN ÑAÛM VAØ SÖÏ HEØN NHAÙT 08 . THIEÁU MOÄT ÑÖÙC TÍNH THÌ KHOÂNG THAØNH NGÖÔØI




BA DỰ ÁN PHÁT TRIỄN Ở SEATTLE

Nguyễn Huỳnh

Những ngày gần đây trong cộng đồng chúng ta sôi nỗi về việc 3 đề án phát triển thương mại ở thành phố Seattle, sở dĩ sôi nỗi vì sự phát triễn này có liên can đến cộng đồng người Việt . Như chúng ta đã biết khu đường phố Jackson là khu phố chính của V.N, chúng ta thường gọi là Little Sài Gòn. Dự án này đã có từ 03 năm nay, một nhóm người xưng là đại diện cộng đồng lấy tên là Phòng thương mại người Mỹ gốc Việt (WAVA) làm việc với các cơ quan của mỹ liên hệ trong việc 03 đề án phát triễn thương mại này . Đã 03 năm trôi qua, thế mà vấn đề này cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta mới biết , mới biết từ phiên họp ngày 06 tháng 09 năm 2008 , phiên họp do ông Tăng Phước Trọng chủ tịch cộng đồng và ông Phạm Huy Sảnh Liên Hội Cựu Quân Nhân chủ tọa , để thành lập một uỷ ban chống lại tên đại sứ VC Lê Công Phụng đến Seattle vào ngày 14 tháng 10 năm 2008. Trong phiên họp này ngoài việc nêu trên còn có chuyện ngoài lề (không có trong chương trình) nhưng đến bây giờ là chuyện quan trọng trong cộng đồng chúng ta . Câu chuyện bắt đầu từ cô Quỳnh Trâm một người đang làm luận án tiến sĩ Xã Hội Học tại tiểu bang WA và chồng cô anh Nguyễn Hiếu . Cô Q.Trâm trình bày trước phiên họp là : Xin cộng đồng yểm trợ về việc chống lại dự án xây cất phát triễn thương mại ở Seattle (đường Jackson , Dearborn …) vì việc xây cất này có thể làm mất tên khu thương mại Little SaiGon. Hầu hết rất ngở ngàng, ngở ngàng vì sự việc đã có từ lâu và, những người được gọi là “đại diện cộng đồng” để tranh đấu đem lại lợi ích cho người Việt tỵ nạn, lại “làm thinh” không thông báo nào để đồng hương biết Kết thúc buổi họp , ban cử tọa đồng ý tuần lễ tới (13 tháng 9/2008) có cuộc họp để cô Q.Trâm trình bày những điểm bất lợi khi 3 đề án được hoàn thành .

Buổi họp ngày 13 tháng 9 năm 2008 gồm có : cô Quỳnh Trâm và chồng (anh Nguyễn Hiếu) , phía bên anh Quang Nguyễn (người đứng đầu phòng thương mại người Mỹ gốc Việt) gồm anh Denny Trân , ông Tâm , cô Minh Đức … Bên Cộng Đồng có ông Tăng Phước Trọng , Ông Phạm Huy Sảnh v.v…

Trong buổi họp hôm đó chúng ta bỏ qua một vài tranh cải nhỏ nhen như: Ai là người chủ tọa buổi họp? (giữa cộng đồng ông TPT và cô Q.T) , cuộc họp này ai mời … Chính yếu trong buổi họp đó có hai phe đối kháng nhau về việc xây khu phát triễn thương mại

1/ Cô Quỳnh Trâm và anh Hiếu cho rằng việc phát triển như vậy làm thiệt hại đến cộng đồng VN tỵ nạn .

a) Những dự án này nếu thành tựu sẽ mất đi khu phố mang tên Little Sài Gòn.

b) Muốn cộng đồng hợp quần để có sức mạnh đòi hỏi các công ty xây cất thỏa những yêu cầu khá , tốt hơn

c) Có một tổ chức đại diện Cộng Đồng đúng nghĩa ( thực sự đại diện cho người Việt tỵ nạn) tranh đấu cho quyền lợi chung , công khai hóa vấn đề ( một cách dân chủ ) ,chứ không phải một nhóm người tự xưng là đại diện cộng đồng như hiện có ( mọi việc đều dấu kín ) .

2/ Nhóm của anh Nguyễn Quang (hôm đó khoảng 4,5 người) .Hiện tại nhóm này là đại diện phòng thương mãi người Mỹ gốc Việt( WAVA ) họ là những người xưng là “đại diện cộng đồng “để ký những giao kèo với các công ty xây cất ... Chúng ta có thể tạm gọi là hai phe đối nghịch nhau . Chuyện đồng ý cho xây cất với thỏa thuận hiện tại hay không đồng ý để có cái DEAL tốt hơn (đây do khả năng của ban đại diện ) chúng ta không bàn tới , chúng ta bàn tới một vài khía cạnh quan trọng hơn trong vấn đề này như :

A./ Khi xây xong khu phố với những tòa nhà chọc trời , liệu rằng cảnh quang như vậy có còn một chút gì gọi là LITTLE SAIGON hay không ?

B. Nhóm nào, tổ chức nào, đoàn thể nào… thực sự đại diện cộng đồng người Việt tỵ nạn? (để sau này xử dụng khỏang tài chính bù đắp ) .

C. Những nhóm, tô chức … này có dính líu gì đến giao thương với CSVN hay không?
Trong câu chuyện này khá phức tạp về nhiều mặt đối với cộng đồng chúng ta, ngoài lảnh vực kinh ntế ra còn có lảnh vực chính trị. Chúng tôi những người chủ trương tạp chí BIA MIỆNG đã bỏ công ra tìm hiểu chi tiết vấn đề (có chứng minh), sẽ lần lượt nêu ra trong các số báo để đồng hương biết rõ. Đây cũng là một nhiễu nhương, úp mỡ trong sinh hoạt cộng đồng chúng ta.

Sau đây chúng tôi tóm lượt 03 dự án:

1) Livable South Downtown Planning

• Mục đích: Tái phân vùng (re-Zoning) phía nam thành phố Seattle để tiến hành phát triển đô thị trong tương lai (20-30 năm)
• Liên đới và trách nhiệm: Phòng Kế Hoạch và Phát Triển Đô Thị (Department of Planning and Development)
• Cố vấn: nhóm Vision 2030, có 2 người Việt Nam tham gia
• Mốc thời gian quan trọng: cuối tháng 7 hạn chót cho đóng góp ý kiến về kế hoạch sử dụng đất đai, tái phân vùng.

2) Yesler Terrace Housing

• Mục đích: Xây cất khu gia cư (apartment) cho dân nghèo theo chương trình nhà trợ cấp thành chung cư (building) mở rộng cho đủ thành phần cư dân (mixed income residents)
• Liên đới và trách nhiệm: Seattle Housing Authority
• Cố vấn: ủy ban công dân duyệt xét đề án Yesler Terrace (Yesler Terrace Citizen Review Committee)
• Mốc thời gian quan trọng: Giai đoạn II tiến trình tái quy hoạch cho Yesler Terrace khởi đầu Xuân 2008 và kết thúc Thu 2008. Thiết kế cộng đồng và phê chuẩn từ 2008 đến 2010. Khởi công xây dựng năm 2011.

3) Dearborn/Goodwill Project

• Mục đích: Tái quy hoạch và xây dựng khu vực Goodwill đường Dearborn thành khu siêu thương mại vùng (regional) và khu cư dân đô thị.
• Liên đới và trách nhiệm: Tập đoàn xây cất TRF Pacific & Ravenhurst Development, Phòng Hoạch Đinh và Phát Triển Đô Thị
• Tác nhân:
 Liên minh 40 tổ chức (Dearborn Street Coalition for Livable Neighborhood, DSCLN) với VEADA/WaVA là thành phiên thương lượng Hợp Đồng lợi ích cộng đồng (Community Benefits Agreement, CBA)
 Cộng đồng mở rộng (Community at large)
• Mốc thời gian quan trọng: Buổi điều trần (Examiner Hearing) ngày 22 tháng 9 năm 2008

Những kế hoạch, đề án liên hệ đến những vùng chung quanh và trung tâm Tiểu Sài Gòn có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh tồn và phát triển của khu thương mại/văn hoá của người Việt. Về lĩnh vực công cộng (public realm) cho Tiểu Sài Gòn thì DPD đã thay tên, đổi dạng kế hoạch của họ càng ngày càng hạn hẹp, co cụm lại từ tiến trình Little Saigon “Vision” (Viễn cảnh) sang “Revitalization” (Hồi sinh) sang “Urban Form” (dạng đô thị) là hình thức ngoại vi trong tổng quan của đề án số 1 trên.

Việc xảy ra là việc của cộng đồng người Việt ở Seattle , thế mà những người sinh hoạt trong các hội đoàn … trước ngày 6 tháng 9 năm 2008 không hề hay biết , ngược lại ở tại Việt Nam báo Thanh Niên đã đăng tin này . Chúng tôi coppy toàn bài để quý độc giả rộng đường suy xét. Kính mời quý độc giả đón đọc những số báo tiếp, sự thật sẽ được phô bày .

KIỀU BÀO

Cơ hội phát triển của Little Saigon
23:08:39, 06/09/2008


Mô hình khu phố thương mại Goodwill - Ảnh: TST
Khu Little Saigon ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington của Mỹ, đang được hưởng lợi từ kế hoạch phát triển một khu phố thương mại khổng lồ.

Thoả thuận đạt được

Ngay sau khi một nhà phát triển cơ sở hạ tầng công bố kế hoạch chuyển khu Goodwill ở đường South Dearborn, thành phố Seattle, thành một khu phố thương mại lớn, một liên minh các cộng đồng ở đây đã được thành lập, theo Báo Seattle Times.
Liên minh này bao gồm đại diện các cộng đồng nằm ở những khu vực bị tác động bởi dự án Goodwill. Mục đích của liên minh là bảo vệ các khu phố lân cận khỏi bị tác động tiêu cực từ sự hình thành trung tâm thương mại mới. Trong đó, việc bảo vệ các đặc trưng văn hóa và hoạt động buôn bán ở khu Little Saigon, nơi làm ăn của nhiều người gốc Việt, là một trong những ưu tiên. Đến nay, sau 3 năm đàm phán, các nhóm trong liên minh đã đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý, trong đó có điều khoản yêu cầu nhà phát triển khu thương mại Goodwill đầu tư vào Little Saigon và khu Jackson Place kế cận. Đổi lại, liên minh sẽ không kiện nhà phát triển ra tòa hoặc Hội đồng thành phố.

Một nhà hàng của người Việt tại Little Saigon, Seattle - Ảnh: JMWIK
"Liên minh đã cam kết một số điều cụ thể chứ không phải là lời hứa", một đại diện của liên minh phát biểu với Seattle Times. Trên thực tế, sự phản đối của dân chúng có thể làm các chính trị gia lung lay và qua đó khiến dự án phát triển khu phố thương mại khổng lồ Goodwill sụp đổ. Các nhà đầu tư cần nhận được sự phê chuẩn của Hội đồng thành phố đối với việc phát triển khu thương mại này. Mà một khi dân chúng phản đối, có khả năng hội đồng sẽ không thông qua. Chính vì lý do này mà người ta đã tiến hành đàm phán với nhau suốt ba năm mới đi đến thỏa thuận cơ bản.
"Chúng tôi nhận thấy mục tiêu của liên minh cộng đồng cũng tương đồng với mục tiêu của chúng tôi", ông Darrell Vange thuộc Công ty phát triển hạ tầng TRF Pacific LLC, chủ đầu tư dự án Goodwill, nói. Trên thực tế, một số thành viên trong liên minh dân sự vẫn còn hoài nghi, thậm chí phản đối thỏa thuận vừa đạt được. "Chúng tôi cảm thấy rằng Little Saigon và các vùng lân cận khác vừa bị ném xuống dưới gầm xe buýt", một nhân vật phản đối nói với Seattle Times. Tuy nhiên, những sự phản đối này không đủ mạnh để phá hủy cam kết.

Đôi bên cùng phát triển

Dự án phát triển khu Goodwill rộng gần 42.000m2, với kinh phí 300 triệu USD sẽ tạo ra một khu vực bán lẻ với tổng diện tích sàn là 56.000m2, kèm theo đó là 500 đơn vị nhà ở, trong đó 200 đơn vị dành cho người có thu nhập thấp. Tập đoàn Target có thể là nhà bán lẻ chính của khu phố thương mại này, ngoài ra có khả năng Tập đoàn Lowes Food cũng tham gia với các quầy tạp hóa và dược phẩm.

"Chúng tôi đã phục vụ cộng đồng tại Seattle từ năm 1923, vì thế sự ủng hộ của cộng đồng đối với dự án này là cực kỳ quan trọng", ông Michael Jurich, Phó chủ tịch dự án Goodwill, phát biểu.

Theo Báo Seattle Times, liên minh dân sự nói trên đã được thành lập sau khi ông Quang Nguyen, một thành viên của Hiệp hội Phát triển kinh tế của người Việt tại Mỹ, nhận thấy rằng dự án phát triển Goodwill có thể tác động tới Little Saigon và những khu vực lân cận. Ông đã kêu gọi các cộng đồng trong khu vực thành lập liên minh. "Trung tâm thương mại mới vừa là mối đe dọa vừa là cơ hội. Chúng tôi đã chọn cách coi đây là một cơ hội chứ không tìm cách ngăn chặn dự án. Chúng tôi đã xem xét vấn đề thực tiễn tại đây để tìm ra giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của Little Saigon", ông Nguyen nói.

Theo thỏa thuận vừa đạt được, nhà phát triển khu thương mại sẽ đóng góp 200.000 USD cho một trung tâm văn hóa Việt Nam, một địa chỉ mà ông Nguyen tin rằng sẽ thu hút thêm nhiều người đến với khu phố của mình. Thêm vào đó, nhà phát triển sẽ chi 600.000 USD trong vòng 10 năm cho một chương trình đào tạo doanh nhân người Việt. Dù không được nêu chi tiết trong thỏa thuận, nhưng chương trình đào tạo này có thể sẽ do Phòng Thương mại người Việt tại Mỹ ở tiểu bang Washington, một tổ chức khác của ông Nguyen, điều hành. Ngoài ra, Goodwill cũng sẽ có mức giá ưu đãi cho người gốc Việt thuê văn phòng tại khu phố thương mại này, tổng cộng mức ưu đãi tương đương 1 triệu USD trong vòng 10 năm. "Ngay từ đầu, chúng tôi đã đặt ra mục tiêu phải giành được những cam kết tốt nhất cho Little Saigon", ông Nguyen nói với Seattle Times. Phòng Thương mại người Việt tại Mỹ, được thành lập vào tháng 1 vừa qua với 20 thành viên, sẽ thông qua thỏa thuận trên.

Theo Seattle Times, trong khi đại diện của Little Saigon tỏ ra hài lòng với thỏa thuận cuối cùng, thì một số đại diện khác tham gia liên minh vẫn còn phàn nàn. Tuy nhiên, theo ông Nguyen, những thỏa thuận này là có lợi cho các cộng đồng. "Mâu thuẫn vẫn tồn tại, nhưng trong trường hợp này, chúng tôi muốn có cuộc đàm phán mang tính xây dựng với nhà phát triển chứ không bị sa lầy vào những cuộc tranh cãi", ông Nguyen nói.

Trúc Lam

Hình:



Buổi họp viếng thăm Phó thành uỷ TP Saigon. From left to right: Thao Tran, Thi Huynh (VABAW), Peter Chu (VABAW), Kim Tran (VABAW), Ho Chi Minh City Vice Mayor Mrs. Nguyen Thi Hong, Buu Lam, Thuy Nguyen-Leeper (VABAW), and Lam Nguyen-Bull (VABAW). [Note: Picture shows Quang Nguyen (WaVA) stood right behind Thuy Nguyen-Leeper]

Note: Buu Lam, also named Lam Bo, is the second advisor sitting in the advisory group “Vision 2030” for the City DPD in the Livable South Downtown Initiative (second urban project that affects Little Saigon). Buu Lam is the son of Lam Seafood’s owner. Thao Tran is the predecessor of Quang Nguyen. Thao was the former executive director of VAEDA (Vietnamese American Economic Development Association hay Hiệp Hội Phát Triển Kinh Tế Người Mỹ gốc Việt).

* Source: http://vabaw.com/trademission.aspx

---

Thursday, October 30, 2008

Người Việt Quốc Gia TB. Washington Xuống Đường Chống VC Lê Công Phụng Cùng Lúc Với Đồng Bào Úc Châu Biểu Tình Chống Thủ Tướng csVN Nguyễn Tấn Dũng


Người Việt Quốc Gia TB. Washington Xuống Đường Chống Lê Công Phụng Cùng Lúc Với Đồng Bào Úc Châu Biểu Tình Chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng

(Oct. 17, 2008) -

* Người Việt Quốc Gia tiểu bang Washington xuống đường tẩy chay sự có mặt của Đại sứ CSVN Lê Công Phụng ở Seattle hôm 14 tháng 10, 2008. Đồng bào Úc Châu biểu tình phản đối phái đoàn Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến vận động cầu viện ở Úc Châu.

(PĐTimes - TH) Vào lúc 11 giờ sáng ngày thứ Ba 14-10-2008, dù là một ngày làm việc trong tuần, nhưng hơn 120 đồng hương người Việt tị nạn Cộng Sản đã đáp ứng lời kêu gọi của Ủy Ban Tranh Đấu Nhân Quyền cho Việt Nam, và cộng đồng người Việt Tacoma & Pierce County thuộc tiểu bang Washington để tham dự cuộc biểu tình phản đối tên Đại Sứ CSVN Lê Công Phụng đến Seattle do lời mời của một tổ chức người Mỹ thân Cộng.

Từ 10 giờ sáng, đồng bào đã dùng mọi phương tiện để giúp Ban Tổ Chức, từ việc treo cờ Vàng VNCH và biểu ngữ trước địa điểm biểu tình, đến các nhóm khác lo tiếp đón bà con ở điểm hẹn xe bus, cũng như vận chuyển thức ăn và nước uống.

Đến 11 giờ sáng, lác đác vài khuôn mặt lạ "lấm la lấm lét" cúi gầm đầu đi vào cao ốc Washington Athletic Club số 1325 Sixth Ave. Seattle, WA. lập tức đoàn biểu tình đã dùng dàn loa phóng thanh cực mạnh được đặt trên xe bên này lề đường, hô vang những khẩu hiệu nhằm vạch trần âm mưu bịp bợm đen tối của bè lũ CSVN, đồng thời phân phát truyền đơn đến tạn tay các khách vãng lai với nội dung cảnh giác các giới truyền thông, báo chí và nhân dân Hoa Kỳ, nhất là giới trẻ rằng: "...Lê Công Phụng cũng như tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN không hề đại diện cho trên 80 triệu người dân trong nước.

Họ chỉ là một băng đảng cầm quyền tự phong, tự diễn, họ là tội đồ của dân tộc Việt Nam và Lê Công Phụng chỉ là một loại công cụ của đảng, của bọn mafia đỏ Hà Nội được chỉ định đến Seattle để tuyên truyền lừa phỉnh người Mỹ nhẹ dạ. Lê Công Phụng đến Seattle ẩn mặt dưới chiêu bài "nhân đạo" để vận động kiếm "Dollars", những đồng tiền này không phải để cưu mang những người Việt Nam khốn khổ trong nước mà mục đích chính là giúp cho Đảng CSVN có thêm phương tiện để thực thi các hành động "vô nhân đạo" đã đang và sẽ tiếp diễn khốc liệt hơn nữa tại Việt Nam".

Cùng lúc với Seattle, hơn 1000 đồng hương Việt Nam ta ở cực nam bán cầu tại tiểu bang Victoria đã có mặt trước tiền đình quốc hội tiểu bang Victoria để biểu tình phản đối chuyến công du xin cầu viện trợ và chiêu dụ đầu tư của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Đoàn biểu tình với một rừng cờ Vàng VN và cờ của nước Úc Đại Lợi cùng những biểu ngữ bằng Việt-Anh ngữ như: Tự Do cho Việt Nam, Dân Chủ cho Việt Nam, Đầu tư tại Việt Nam đồng nghĩa với phá sản... đã tạo sự chú ý đặc biệt cho những người Úc địa phương qua lại.

http://www.phuongdongnews.com/cgi-bin/news/readmaika.pl?mytemplate=tp3&method=perfect&ID=452

http://take2tango.com/default.aspx?display=5249